Thursday, November 17, 2016

Phương Thơ & giá vàng

11/13/2016
VÌ SAO VÀNG KHÔNG THỂ VƯỢT QUA MỨC 1.500 $ MỘT OUNCE CHỨ CHƯA NÓI CAO NHẤT 1.895 $ MỘT OUNCE VÀNG VÀO NGÀY 5/9/2011.

Bài viết này chúng tôi phân tích lại và bổ sung vài ý, vì cơn địa chấn vàng vừa rối khiến nhiều người ngơ ngác, kẻ thì cười hớn hở vì có mua vàng giá đáy bán được giá cao, còn người mua vàng từ giá đỉnh thì nhận được giá giảm thì buồn rầu và tức giận.

Trước phân tích về giá vàng thì tôi đã phân tích nhiều lần và nhiều năm rồi và cuối cùng vàng nó vẫn quay lại cái nơi mà tôi đã phân tích cách đây hai năm. Tại VN, quốc gia này có 3 khí cụ đầu tư tích trữ tài sản là USD, vàng, và tiền VND, tuy nhiên tích trữ tài sản lớn thì dân chúng xứ này lại tích trữ tài sản khác như vàng, USD, và các đơn vị tiền tệ khác, miễn rằng đó không phải là tiền VND là được nên thật phũ phàng mà cũng chẳng thể oán trách ngươi dân dại dột mua vàng bị mất giá hay được giá. Nền kinh tế quanh năm có cụm từ "ổn định, bình ổn giá vàng, và chống đô la hóa".

Hiện nay điều mỉa mai nhất là giao dịch vàng Gold (Comex) thì vàng đã rớt giá tan tành từ mức đỉnh gần nhất là ngày 2/11/2016, giá vàng đạt mức 1.308,20 $ một ounce thì đóng cửa nghỉ lễ giá vàng sụt còn 1.224,30 $ một ounce vàng, tức là sụt giảm mất toi 83,9 $ cho một ounce vàng chỉ vài hôm.

Về phân tích khá chuyên tầm vóc vĩ mô lớn hơn, là vì sao giá vàng chỉ xẩy ra bong bóng xưa kia rồi rơi giá. Đó là bởi vì năm xưa, nếu bạn là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, vàng tăng giá mạnh vào quãng năm 2011 là có lý do của nó khá chuyên môn về vàng. Cụ thể, trong ngày 18/4/2011 khi cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor's hạ thấp giá trị trái phiếu của Chính quyền Mỹ. Cụ thể, S&P hạ một nấc trái phiếu dài hạn của Mỹ, tuy vẫn ở loại "AAA" đáng tin nhất, nhưng từ "stable - ổn định" xuống "negative - tiêu cực", tức là trái phiếu dài hạn của Mỹ đang từ AAA (ổn định) xuống còn AAA (tiêu cực). Đồng thời thời S&P cũng đánh sụt trái phiếu ngắn hạn của Mỹ cũng bị hạ tới cấp gọi là "A-1+". Việc này, khiến giá trái phiếu của Mỹ sụt giá, lợi suất trái phiếu của Mỹ vọt lên trời gây rúng động các thị trường tài chính và chứng khoán thế giới. Các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ như trái phiếu, chứng khoán để đô xô vào vàng, đẩy giá vàng tăng không ngừng nghỉ.

Đã thế trong ngày 05/8/2011, S&P lần đầu tiên tước mất danh hiệu cao quý nhất trong lịch sử đánh giá tín nhiệm của Mỹ là "AAA" của Mỹ, và hạ thấp trái phiếu dài hạn của Mỹ xuống còn "AA+" (tiêu cực), việc này lại kích hoạt quả bom bong bóng trái phiếu Mỹ bùng nổ, khiến các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu và cổ phiếu để mua vàng như là hầm trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của họ, vàng đã tăng giá liên tục trong 1 tháng, nên đã đẩy giá vàng tăng kỷ lục là 1,895 $ một ounce trong tháng 09/2011 (tức là đúng 1 tháng sau vàng xác lập đỉnh cao nhất của nó trong ngày, thực tế giao dịch có lúc vàng vượt 1,895 $ một ounce vàng).

Hãy nhớ rằng cũng thời gian đó kể từ năm 2000, một cơ quan đánh giá tín nhiệm khác nữa là Fitch họ vẫn duy trì mức đánh giá tín nhiệm trái phiếu dài hạn của mức cao nhất là AAA (ổn định), nhưng vào ngày 28/11/2011 -- Fitch hạ thấp mức tín nhiệm trái phiếu dài hạn của Mỹ từ AAA (ổn định) xuống AAA (tiêu cực). Hai cơ quan đánh giá dụng này đã làm cho thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu bốc hơi cả 1.000 tỷ $ trong thời gian ngắn, và thúc đẩy giá vàng tăng mạnh.

Hiện nay mức tín nhiệm của Mỹ đã được nâng hạng. Cụ thể Moody's, Fitch đánh giá đưa mức tín nhiệm trái phiếu dài hạn của Mỹ về mức cao nhất là AAA (ổn định). Trong khi S & P giữ mức hạng AA+ (ổn định).

Đối với việc đầu tư và ước đoán giá vàng diễn ra hàng ngày thì như tôi hay phân tích. Đó là với giá vàng, thông thường là giá vàng thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD. Tuy nhiên, đối với các tay đầu cơ giàu kinh nghiệm, có thể dễ dàng phát hiện ra giá quá khứ của vàng nó cho chúng ta thấy rằng, khi thị trường chứng khoán tăng, thì thường là sẽ đẩy giá vàng giảm.

Tuy nhiên về lý thuyết và thực tế theo kinh nghiệm thống kê, có lúc giá vàng có xu hướng bật tăng lại bất chấp đồng USD không giảm mà đồng USD vẫn tăng cùng giá vàng. Đó là bất cứ một sự cố như một sự điều chỉnh của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, đó là thị trường chứng khoán giảm 10% tại các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S & P 500, NASDAQ, hay chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 50, chuyên theo dõi hiệu suất của 50 công ty Blue-chip dựa vào mười hai quốc gia khu vực đồng Euro: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hoặc chỉ số chứng khoán Nikkei 225, chuyên theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật, cũng chỉ chỉ số chứng khoán khác như FTSE 100 tại London, CAC 40 tại Paris, hay chỉ số DAX trên thị trường chứng khoán Frankfurt,...bị điều chỉnh giảm giá đột ngột trên 10% trong khoảng 15 ngày đều có thể thúc đẩy giá vàng tăng.

Một ví dụ đơn giản thôi, đó là chỉ số chứng khoán Dow Jones, chuyên theo dõi hiệu suất giá chứng khoán của 30 đại công ty tiêu biểu nhất nước Mỹ, đây là chỉ số chứng khoán được theo dõi chặt chẽ nhất thế giới thì đã tăng điểm liên tục từ ngày 4/11/2016 là 17.888.28 điểm thì đến phiên giao dịch cuối tuần đóng cửa nghỉ lễ hô thứ Sáu thì Dow Jones tăng lên mức đỉnh cao nhất của mọi thời đại của 18.847,66 điểm cũng đồng nghĩa với việc đẩy giá vàng giảm nghịch đảo theo.

Ngoài ra kinh nghiệm cho thấy giá vàng thường sụt giảm theo chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX). Đây là một thước đo về mức độ biến động sự lạc quan và sợ hãi của thị trường của các nhà đầu tư Phố Wall. Bởi vì VIX, nó được sử dụng bởi các thị trường chứng khoán và các lựa chọn của các nhà đầu tư để đánh giá mức độ lo lắng của thị trường, thông thường chỉ số VIX tăng lên, mức sợ hãi của nhà đầu tư cũng tăng lên, các nhà đầu tư thường bán tháo cổ phiếu để chạy vào tài sản vàng và các khí cụ đầu tư khác. Khi chỉ số VIX giảm xuống, thì mức độ sợ hãi của nhà đầu tư cũng giảm (tức là hiệu ngược là mức độ lạc quan về thị trường chứng khoán tăng lên), các nhà đầu tư bắt đầu di chuyển khỏi vàng và đầu tư vào cổ phiếu, khiến họ bán tháo vàng đi làm cho giá vàng nó sụt giảm mạnh.

Kinh nghiệm cho thấy, các thước đo VIX, đo lường biến động 30 ngày dự kiến của chỉ số S & P 500. Hoặc VIX có thể đo trong 12 tháng tiếp theo, hay trong 30 ngày tiếp theo, hoặc hàng ngày. mà tôi hay phân tích chứng khoán, và chưa bao giờ bỏ qua yếu tố để test nó trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu.

Một ví dụ kinh điển về chỉ số VIX, đó là khi ngày 4/11/2016, chỉ số VIX này tăng ở mức 22,51 điểm sợ hãi, khiến giá vàng cũng tăng vọt khá mạnh, tuy nhiên hiện nay VIX đã sụt đi 8,34 điểm sợ hãi (tức là tăng bấy nhiêu điểm lạc quan), đóng cửa ở mức còn 14,17 điểm, giá vàng vì thế mà cũng sụt giá tan tành theo mức sụt điểm của VIX.

Nói chung, tôi vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng là giá vàng thường tăng nhiều hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S & P 500, NASDAQ rơi vào lãnh thổ con Gấu. Trong thống kê mới nhất của giới phân tích chứng khoán Phố Wall thì kể từ gần 115 năm nay tính từ năm 1900 - 2016, thị trường chứng khoán Mỹ đã 32 rơi vào thị trường con Gấu. Theo kinh nghiệm thì chúng thường xảy ra chu kỳ khoảng khoảng 1 năm hay 3,5 năm, và kéo dài trung bình đến khoảng 367 ngày. Để tính giá vàng tăng giảm thì ta tính gia đoạn từ năm 2000 là chuẩn nhất về thị trường con Gấu. Hiệu ứng ngược lại, giá vàng thường bị giảm giá khi thị trường chứng khoán Mỹ tiến vào lãnh thổ của thị trường con Bò, tất nhiên, định nghĩa của thị trường con Bò là khi thị trường chứng khoán phục hồi và tăng lên 17% - 20% hay nhiều hơn, nhưng thời gian thường khó xác định nó tăng khi nào chấm dứt (còn thị trường con Gấu thì giảm 20% hay nhiều hơn nữa trong nhiều năm),...

Ta thận trọng, hiện nay giá vàng đang bị kẹt bởi nạn giảm phát và lãi suất siêu thấp của các đồng tiền mạnh, chứ giá vàng không bị nạn lạm phát và lãi suất trên bình diện toàn cầu tăng như xưa, nên bất kể động thái nào gây hỗn loạn về giá vàng tăng mạnh thì các ngân hàng trung ương họ vẫn còn có khí cụ tăng lãi suất để chặn đà giá vàng tăng lên.

Đó là bởi vì, đầu tư vào vàng chủ yếu là người ta xem nó như là hàng rào bảo vệ tài sản của họ để chống lại một cuộc khủng hoảng kinh tế hay lạm phát phi mã tăng vọt. Nếu như ta thấy giá vàng giao dịch ở mức thấp, thì ta nên mừng, đó là có các nền kinh tế lớn vẫn còn lành mạnh chưa bị khủng hoảng, nhiều người thì hay mong là giá vàng vọt lên mây để thu lợi, nhưng phải trả giá là mua hàng hóa đắt đỏ vì nạn lạm phát và khủng hoảng kinh tế, vì đi mua cái gì cũng phải đổi ra tiền chứ đâu ai mang cái thỏi vàng nặng cả mấy ounce vàng, hay gram, hay cả kg vàng to như viên gạch để mua hàng hóa bao giờ đâu?

Hiện nay lãi suất của đồng USD là 0,5%, Euro (EUR) là 0.00% (lãi suất tái cấp vốn chuẩn của ECB áp dụng), lãi suất huy động -0,4%, Yên Nhật (JPY) -0,10%, Bảng Anh (GBP): +0,25%, Canada (CAD): +0,50%, Krona Thụy Điển (SEK): -0,50%, Franc Thụy Sĩ (CHF): -0,75%, và của đồng tiền Đan Mạch: -0,65%,...

Qua đó cho thấy các mức lãi suất các đồng bạc này khá thấp, nên bất cứ động thái nào tăng lãi suất mạnh lên của các đồng tiền kia trở lại bình thường đều khiến các nhà đầu tư bán vàng mà lao đầu vào mua tài sản các đồng tiền đó, khiến giá vàng bị mắc kẹt là khó tăng lại về mức 1.895 $ một ounce vàng như tuần đầu tiên của tháng 9/2011.

(*) CBOE Volatility Index (VIX) giảm theo giá vàng.

(**) Betsy Graseck; Phương Thơ - Chuyên viên phân tích tài chính và chứng khoán Morgan Stanley (NYSE:MS)

No comments:

Post a Comment

Comments: