Đây là đoạn tin tức nói về người dân Syria khóc trong sung sướng, cảm ơn nước Mỹ đã nã pháo cảnh cáo và ngăn chận thảm hoạ xử dụng vũ khí hóa học đối với dân lành của chính phủ Assad.
Chiến tranh bao giờ cũng thế, đánh giặc mồm, hù doạ nhau, tháu cáy nhau, lên án nhau, rồi cổ động tuyên truyền ... Ai cũng giành phần thắng về mình, thiệt giả khó phân. Nhất là những người dân đen không có cơ hội tiếp cận với những nguồn tin khả tín, càng khó biết chân tướng vấn đề. Ở một số nước thông tin bưng bít như Triều Tiên thì càng tệ hại hơn. Cái gì cho nghe thì nghe, cái gì cho thấy thì mới được thấy.
Hồm tuần rồi, nước Mỹ khẳng định các tên lửa của Mỹ và đồng minh đã "hoàn thành sứ mệnh" cảnh cáo Assad đừng tàn bạo với người dân vô tội, và phá huỷ làm thiệt hại một số căn cứ liên quan đến sản xuất vũ khí hoá học của Syria. Nga thì nói đã ngăn chận được 2/3 tên lửa Tomahawk của Mỹ, còn báo chí Vietnam thì dịch rằng Syria vừa nghe nhạc vừa bắn đạn đạo phá được tên lửa Mỹ. Nghe cứ như những câu chuyện lãng mạn năm xưa, vừa làm thơ vừa đánh giặc, thả diều bắt máy bay đầm già :-).
Mình thì nghĩ thông tin ở quốc gia nào càng minh bạch, thì mức độ khả tín càng cao hơn. Thiết nghĩ Nga mà nói Pantsir S-1 không vô hiệu hoá được Tomahawk thì còn bán cho ai được nữa. Nhưng biết đâu qua vụ này, chú Ủn, Assad ... suy nghĩ lại, trở nên hiền lành hơn thì phước lành cho bá tánh rồi. Một điều rõ ràng là lãnh đạo nước nào mà đem lại đau khổ, tang thương, cho chính người dân của mình, đều không được thế giới đồng tình, và không tồn tại được lâu dài.
Cuối ngày thì ai bốc phét cũng tự biết mình bốc phét cả, nhưng nói vẫn cứ nói, gạt ai được thì gạt. Ai ghét bên kia thì tin bên này, ngược lại ai không thích bên này thì tin bên kia. Còn tin tức có kiểm chứng chưa ? Biết đâu mà kiểm chứng, nghe sao dịch lại vậy, chẳng biết đúng sai. Ai tin ráng chịu. Mà có khi kiểm chứng được cũng chưa chắc có can đảm nói !
Từ ngày có internet, và thuật ngữ "Fake News" của T/T Trump, thì mức độ khả tín của tin tức càng được quan tâm. Các ông lớn truyền thông Google, Facebook, cũng ráng tìm mọi cách để ngăn chận vấn nạn này, nhưng hành trình còn lắm gian nan. Kiểm tra được nguồn tin nhưng chưa chắc đã thẩm định được nội dung. Ngẫm lại thì ông bà ta đã có cái nhìn vượt thời gian khi bảo rằng " Lời đồn sợ người có trí khôn ".
Dù gì đi nữa, hoà bình vẫn là điều mong mỏi của thế giới. Mong được thế, bởi trong chiến tranh nào, thất bại cũng rơi về phía người dân !
Google bỏ ra 300 triệu cho vấn nạn tin giả (tiếng Anh) .
No comments:
Post a Comment
Comments: