Dĩ nhiên là lâu nay trong giới mê kiếm hiệp không ai phủ nhận tài năng và kiến thức của Kim Dung. Xuất thân từ giòng họ Tra nổi tiếng học hành khoa bảng, nhưng kiến thức về đời sống thực tế của Kim Dung quả nhiên vượt xa ngoài tầm của giới mọt sách, thường chỉ biết ôm mớ lý thuyết suông, tôn thờ bằng giấy, thánh phán cả đời !
Kim Dung hiểu biết rành rẽ từ trà, rượu, hoa, phụ nữ, đàn nhạc, âm ngữ, món ăn... cho đến thiên văn, địa lý, quân sự, chính trị, thâm cung bí sử, triều đình, thái giám, phi tần, tâm lý xã hội, thiện ác, chánh tà, tham vọng, cuồng tín, hội đoàn, đảng phái, giả quân tử, thuần tiểu nhân ....rồi cả thiền học, Phật, Đạo, Nho....v.v. Dĩ nhiên trong các bộ sách của ông, thỉnh thoảng cũng có những điểm không chặt chẽ và bất hợp lý, có lúc tính cách nhân vật xây dựng mâu thuẩn, thâm chí hơi sơ sài. Nhưng đời mấy ai vẹn toàn ?
Nhìn chung ông là một hiện tượng văn học nổi bật của TQ trong thế kỷ 20. Người TQ rất tự hào về ông. Nhiều trường có cả khoa Kim Dung Học. Còn phim ảnh thì biết bao nhiêu sản phẩm đã được xây dựng từ những tiểu thuyết của ông. Nhiều bộ phim được lập đi lập lại, hết dàn diễn viên này đến dàn diễn viên khác. Hết hãng phim này đến hãng phim khác, cùng một câu chuyện, hết bộ "hậu" này đến bộ "tân" khác, nhiều lúc đến nhàm chán.
Còn VN ta, thì khỏi nói rồi. Trước 75 đọc truyện chưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, thoải mái. Báo đài ra hàng tuần, sách có tiền thì mua, không tiền thì thuê. Sau 75, tiểu thuyết kiếm hiệp thuộc loại "văn hoá đồi trụy", đốt hết. Cuốn nào còn sót lại, chui nhủi lén lút chuyền tay nhau trong giới đọc sách. Mãi cho đến sau cuối thập niên 80 đầu 90, nưóc nhà qua cơn bĩ cực bao cấp, thì phim bộ Hồng Kông TQ lại tràn lan, rả rích khắp nơi. Nhiều người VN thuộc lòng vanh vách từng nhân vật chính của Kim Dung. Có người thuộc sử Tàu còn hơn cả sử Việt. Hết bộ này đến bộ kia, nói đụng đến thì như nước trôi qua cầu, hoa rụng ven sông, thao thao bất tuyệt....
Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên
Người Việt ở hải ngoại cũng thế, từ cuối thập niên 70 mãi cho đến bây giờ, cứ buồn buồn lại mở ra coi. Băng gốc, băng trộm, sao đi chép lại, dịch, lồng tiếng, Bắc Trung Nam, ngọng nghịu, cải lương, giả tiếng, giả giọng, đủ cả. Thời này nhờ có internet, mạng xã hội, you tube ... sự truyền tải càng mãnh liệt hơn. Nhưng cũng phải nói nhờ nó mà đời sống của bao nhiêu người VN xa xứ đỡ phần cô quạnh nơi đất khách quê người. Nhiều đứa trẻ cũng nhờ vậy mà duy trì được chút vốn liếng tiếng Việt. Nghe riết rồi quen :-).
Ở VN, sách truyện của Kim Dung đã vượt xa các tác giả khác như Cổ Long, Ngoạ Long Sinh, Độc cô Hồng, Mộ Dung Mỹ, Gia cát Thanh Vân .v.v.. để đi vào lòng các cao thủ tại gia, ngày ngày rượu trà luận kiếm. Truyện của ông không phải chỉ thịnh hành trong giới bình dân, mà giới trí thức học giả cũng say mê đắm đuối. Nhiều người còn bị ảo tưởng nghĩ rằng mình là những cao thủ võ lâm thứ thiệt, nên ứng xử chuyện gì trong đời sống cũng có chút Kim Dung trong đó. Kể sao cho hết những kẻ từng mê Lệnh Hồ Xung, Tiêu Phong, Đoàn Dự, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Triệu Minh, Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên .... Nhưng cũng may là lâu nay chưa từng nghe ai tự thiến để trở thành Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại :-).
Từ nhà tù cho đến ký túc xá sinh viên. Từ bàn nhậu vỉa hè cho đến tiệc tùng sang trọng. Từ người tự xưng "giang hồ hiệp nghĩa" đến kẻ ảo vọng "luận kiếm Hoa Sơn". Từ lao động, xe ôm, xích lô cho đến giới học sinh sinh viên, giáo sư, bác sĩ, quan chức, lính tráng, bộ đội, thanh niên xung phong, lao công đào binh ... Từ xấu cho đến tốt, từ thực cho tới ảo, từ trẻ cho đến già, đều thấp thoáng ẩn hiện sắc thái của Kim Dung. Ghê thật !
Nói về dịch Kim Dung thì không ai qua nỗi Hàn Giang Nhạn rồi. Một dịch giả tài hoa, đã làm say đắm không biết bao nhiêu người Việt. Ông đã từng dịch không biết bao nhiêu kỳ tích may mắn, thoát hiểm ly kỳ ngoạn mục, hang động thung lũng, núi cao vực thẳm, huyền thoại kỳ bí, huyền diệu cơ duyên... Nhưng rồi nghe nói ông lại bị chết vì một tai nạn lãng xẹt ngoài đời. Oan nghiệp !
Còn nói đến thầy bàn Kim Dung thì vô số. Bàn đúng, bàn sai, bàn loạn, bàn tiếu, bàn Mao Tôn Cương chí dị, thánh đề, thánh ngóng, thánh phán, thánh liều... nhiều như lá rụng mùa thu.
Giờ mới nói về chuyện mấy đại ca Đào cốc Lục Tiên. Trong truyện Kim Dung thỉnh thoảng xây dựng những nhân vật ngây thơ, thật thà, khùng khùng, điên điên, rất đời thường như Châu Bá Thông, Quách Tĩnh, Nam Hải Ngạc Thần, Khúc Cô ....v.v... Nhưng Đào Cốc Lục Tiên thì khác, cả bọn khùng tập thể. Nửa khùng, nửa điên, không biết là lục "tiên" hay lục "ma", nhưng mỗi người đều có cái "tài" riêng và sự cao ngạo của mình. Điểm chung lớn nhất là cả 6 người đều nghĩ mình giỏi, tưởng mình là "tiên" thật. Không cần biết kết quả đúng hay sai, cứ thế mà mần, phá cũng không biết mình phá, hồn nhiên mà tự hào. Nội cái chuyện cứu Lệnh Hồ Xung cũng làm bao nhiêu người xem dở khóc dở cười :-).
Nhớ ông bà ta xưa có câu "Tam ngu thành hiền". Dẫu biết rằng có nghĩa bóng nghĩa đen, nhưng mình vẫn thường đùa là nếu 3 người ngồi lại mà có thể "thành hiền", thì không thể nào gọi họ là "tam ngu" được. Tỉ như Đào Cốc Lục Tiên, làm sao thành hiền nỗi :-) ?
Mà đúng vậy, lâu nay thiên hạ thiếu gì người tài giỏi thông minh. Nhưng kêu ba người tài giỏi ngồi lại với nhau, chắc gì đã "thành hiền" được ? Không có ý vơ đũa cả nắm, vì đồng bào VN ta vốn thường thương yêu nhau. Nhưng cũng không hiếm những vùng miền thích so đo hơn thua, chia rẽ bè phái, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Có những địa phương luôn tự hào là nhiều người tài giỏi, học cao hiểu rộng, nhưng bao nhiêu năm trôi qua, xứ sở họ vẫn nghèo nàn lạc hậu. Ngay cả khi phải đi xa để tha phương cầu thực, hoặc ra nước ngoài tị nạn sinh sống, làm nghề sinh kế, thì họ cũng khó có thể hoà thuận với nhau. Vẫn đố kỵ nhau, vẫn hơn thua nhau, vẫn co cãi nhau, vẫn cạnh tranh không lành mạnh, vẫn chụp mũ nhau, chia đàn xẻ nghé, phe này nhóm nọ. Năm người mười ý, ông này chửi ông kia, hội này nói xấu hội nọ, ai cũng cho mình là chính nghĩa, ta đúng người sai. Rồi kéo nhau ra toà kiện cáo, tội nói xấu, vu khống nhau .v.v... Tất nhiên đó chỉ là thiểu số, nhưng lắm khi lại gây ra ảnh hưởng lớn đến lòng tin cũng như những suy nghĩ tích cực của nhiều đồng bào, đồng hương khác.
Lâu nay cả trong nước và ngoài nước, cũng không hiếm những người độc quyền yêu nước theo kiểu riêng của mình, rồi dựng chuyện chụp mũ, hoặc phê phán, bài xích những ai có quan điểm và ứng xử khác họ. Người có lòng cũng không hiếm, kẻ có tài cũng đầy rẫy, nhưng hết năm kia đến tháng nọ vẫn lòng vòng bấy nhiêu chuyện. Tự vỗ về nhau, tự hù doạ nhau, tự làm khó nhau, rồi vẫn không thay đổi được điều gì, ngoài việc chỉ để an ủi nỗi niềm "thất phu hữu trách". Mấy chục năm qua, nhiều địa phương ở hải ngoại, có những cộng đồng VN vẫn chưa thuận nỗi lấy một cái hội đồng hương bé tí. Hơn thua nhau, co cãi, mạ lỵ nhau chưa hết, huống hồ chi mong chuyện "tam ngu thành hiền". Còn trong nước thì cũng nhan nhản chuyện lợi ích nhóm, phân biệt vùng miền, lý lịch nhân thân, "cận huyết quyền lợi", giây mơ rễ má, ông này lên thì kéo ông kia, ông kia chết thì con cháu họ hàng lại lên thay.... Và cứ thế mà "hồng hơn chuyên". Rồi lâu lâu lại bắt, lai khui, lại đốt lò ... :-)
Dĩ nhiên là Kim Dung xây dựng tính cách Đào Cốc Lục Tiên không tới nỗi tệ vậy. Tuy Đào Cốc Lục Tiên khó thành công trong bất cứ chuyện gì, nhưng họ vẫn sống hoà thuận nhau với cái dở điên dở khùng của họ. Tuy họ không lắng nghe nhau, tự làm theo ý mình, mỗi người mỗi ý, nhưng không hề chà đạp và đố kỵ nhau, vẫn thương yêu nhau.
Sở dĩ hôm nay bỗng dưng lan man về câu chuyện Đào Cốc Lục tiên, là bởi hôm qua có người hỏi mình - "Nghĩ sao về việc tài lực dư đủ, hô hào rềnh rang, tiền hô hậu ủng, thiên thời địa lợi, mà sao có quá nhiều dự án công trình phạm lỗi. Cứ vài hôm củi chụm vô lò ?".
Một thắc mắc mà chắc chắn đã có nhiều người từng trăn trở, từng tự hỏi và từng tự trả lời. Có những nguyên nhân cứ như điệp khúc "biết rồi nói mãi", vài hôm vài bữa lại nghe trên báo trên đài, từ tham nhũng, hối lộ, thông đồng, lợi ích nhóm, cho đến cửa quyền, thân thế, bằng giả, kém năng lực .v.v.. cũng là những chuyện không mới mẻ gì. Tất nhiên ông bạn kia không xa lạ gì với những nguyên nhân quen thuộc đó, nên mình nghĩ ông muốn nói đến một khía cạnh khác. Nhưng suy nghĩ hoài không biết trả lời sao cho trọn vẹn đầy đủ, mình nói anh ấy về kiếm Đào Cốc Lục Tiên mà đọc :-).
Lâu nay mình vốn quan niệm rằng con người cho dù có tài ba đến đâu, thì khả năng của họ cũng chỉ đạt đến một giới hạn nào đó. Mỗi người cũng chỉ có thể hiểu biết khiêm tốn trong một phạm vi nhỏ bé nhất định. Cho nên để thành công thì chắc chắn con người cần phải biết hòa thuận và hợp tác được với nhau. Một cộng đồng thích kỳ thị, chia rẽ, phân hoá, co cãi, thì không thể đồng lòng hiệp sức với nhau được ? Cũng như một xã hội chỉ biết tự hào chuyện đấm đá, "tượng đài", luôn nhắc nhở chuyện hận thù thắng thua, thì chỉ chuốc lấy chiến tranh chứ sao tạo nỗi hoà bình ? Mà đã nói đến vấn đề hoà hợp, chung tay chung sức với nhau, thì ở đâu cũng vậy, nước ngoài nước trong gì cũng thế, đều có những quy luật chung giống nhau. Đó là, nếu biết nghĩ cho đại cuộc, tôn trọng lẫn nhau, công bằng với nhau, trọng đãi cái tốt, đào thải cái xấu, thì chắc chắn sớm muộn gì họ cũng thành công. Ngược lại, nếu chỉ biết kiêu binh tự phụ, chia bè chia phái, tham nhũng bạo quyền, tuỳ tiện độc đoán, ganh ghét đố kỵ, nghi ngờ lẫn nhau, thì tất nhiên là sẽ thất bại. Nếu có may mắn ngoại lệ, đạt được thành tựu nào đó, thì cũng chỉ là ngắn hạn. Đó là còn chưa nói đến nhiều hệ lụy khác có thể sản sinh ra như phân hoá, mâu thuẩn, hơn thua vặt vãnh, gây thù chuốc oán hãm hại nhau…v.v. Lịch sử thế giới lâu nay vẫn vậy. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao". Ai cũng biết thế, nhưng để chụm lại được là vấn đề không đơn giản chút nào.
Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thì trên thế giới vẫn có những xứ sở hoặc địa phương, con người ở đó hiền hoà và đoàn kết hơn hẳn so với nhiều nơi khác, mặc dù trình độ dân trí cũng không khác biệt nhau lắm. Nhiều trường hợp cũng là những cộng đồng người di trú, tị nạn, hoặc đồng hương định cư nơi xứ lạ. Nhưng họ không hề hận thù chia rẽ, phe phái hội đoàn, phỉ báng mạ lỵ, vu khống dựng chuyện, đố kị ghen tức nhau dai dẳng từ năm kia đến tháng nọ. Ngược lại họ đoàn kết, đồng lòng, biết lắng nghe, và tôn trọng nhau, nên việc gì cũng dễ dàng thành công. Nhiều lúc mình cũng thắc mắc không hiểu những ưu khuyết điểm đó thuộc về bản sắc dân tộc hay ảnh hưởng văn hoá vùng miền? Hay là lại giống như “triết lý duy nhất” chỉ có Scottish malted barley mới làm ra rượu whisky ngon, chỉ có mạch nước Bàu Đá hoặc Làng Vân mới nấu ra rượu chiến, hoặc chỉ có cá bống sông Trà kho mới ngon :-) ?
Suy cho cùng thì bên tây bên ta gì cũng thế, từ chuyện nhà cho đến chuyện quốc gia đại sự, yếu tố tư duy con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để thành công và thất bại !
Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thì trên thế giới vẫn có những xứ sở hoặc địa phương, con người ở đó hiền hoà và đoàn kết hơn hẳn so với nhiều nơi khác, mặc dù trình độ dân trí cũng không khác biệt nhau lắm. Nhiều trường hợp cũng là những cộng đồng người di trú, tị nạn, hoặc đồng hương định cư nơi xứ lạ. Nhưng họ không hề hận thù chia rẽ, phe phái hội đoàn, phỉ báng mạ lỵ, vu khống dựng chuyện, đố kị ghen tức nhau dai dẳng từ năm kia đến tháng nọ. Ngược lại họ đoàn kết, đồng lòng, biết lắng nghe, và tôn trọng nhau, nên việc gì cũng dễ dàng thành công. Nhiều lúc mình cũng thắc mắc không hiểu những ưu khuyết điểm đó thuộc về bản sắc dân tộc hay ảnh hưởng văn hoá vùng miền? Hay là lại giống như “triết lý duy nhất” chỉ có Scottish malted barley mới làm ra rượu whisky ngon, chỉ có mạch nước Bàu Đá hoặc Làng Vân mới nấu ra rượu chiến, hoặc chỉ có cá bống sông Trà kho mới ngon :-) ?
Suy cho cùng thì bên tây bên ta gì cũng thế, từ chuyện nhà cho đến chuyện quốc gia đại sự, yếu tố tư duy con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để thành công và thất bại !
Quan niệm của lãnh đạo cao cấp của cộng sản lại hoàn toàn trái ngược. Họ là đỉnh cao trí tuệ, thậm chí họ là thần thánh nên luôn luôn đúng cho đến khi hết thuốc chữa! Wait and see which way the wind will blow.
ReplyDeleteThanh you anh ! Càng kiêu ngạo càng duy ý chí, càng khó nhìn ra cái đúng, và lại càng khó xử dụng được cái hay của thiên hạ. Lịch sử xưa nay vẫn vậy.
ReplyDelete