Ở những nước dân chủ, thì các chức vụ thị trưởng, tỉnh trưởng, hội đồng thành phố, các cấp lãnh đạo quận hạt ...v.v.. là do dân chọn lựa và bầu lên. Còn ở VN thì giám đốc các sở ban ngành, các cấp lãnh đạo tỉnh thành phố, đặc biệt là bí thư & phó bí thư (vị trí này đặc biệt chỉ có ở vài quốc gia trên thế giới) .....đều do sự chỉ định phân bổ. Còn tại sao bố trí hoặc phân bổ người này mà không phải người khác, thì lại là những câu chuyện dài. Tóm lại, như cái ông phó bí thư Phú yên gì đấy, thì chắc chắn không phải là dân bầu lên. Nên chuyện mấy hôm nay mạng xã hội, báo chí, lôi ông ra mà dũa, chê trách trình độ, văn hoá ứng xử, thì cũng không công bằng cho ông ấy. Phương tây cũng có câu "You do not know what you do not know". Tư duy ông ta tới đâu, sự hiểu biết thế nào, thì ông ta ứng xử thế thôi. Nếu biết thế là sai chắc ông đã không làm. Đúng quy trình ! :-)
Mình ngày xưa mỗi lần đọc báo thấy các vị phát biểu ngớ ngẩn hoặc ứng xử không phù hợp với chức vụ, thường thắc mắc là cả một quãng đường sự nghiệp dài vậy, bằng cách nào họ lọt qua hết mà lên được tới vị trí đó ? Nhưng sau này mới nghiệm ra rằng quan niệm đúng sai cũng chỉ là sản phẩm tư duy của mỗi con người. Chắc gì quan điểm của mình là quan điểm của thiên hạ. Sự chủ quan nào cũng gây ra những hạn chế nhất định. Mà văn hoá ứng xử thì được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ, đạo đức, giáo dục gia đình, ý thức hệ, môi trường tiếp cận ..v.v. Cho nên ở đâu cũng vậy chứ chẳng là VN, nếu quan chức mà không được số đông chọn lựa, công khai đánh giá, minh bạch bầu bán... thì chỉ là chuyện hên xui, ai biết họ có làm việc được không, giỏi dỡ trúng trật gì đâu mà phê bình thắc mắc ? Giống như đang ngồi gặm củ khoai sùng mà phê bình Ace of Spades Champagne & Almas Caviar. Ai nói ai nghe ? và thay đổi được điều gì ?
Tuy nhiên có một điểm chung mà mình muốn nói, đó là "ảo giác quyền lực" của một số vị quan chức. Mình không muốn so sánh và phán xét điều gì, nhưng chỉ nói theo những kinh nghiệm bản thân đã gặp. Đại đa số quan chức ở các nước dân chủ Tây phương thì hoà đồng, bình đẳng, và trọng thị kẻ dưới hơn các quan chức những nước CS. Có lẽ họ trân quý vị trí do người dân tín nhiệm bầu lên, hoặc tôn trọng giá trị đóng góp của người dân cực khổ mỗi ngày. Cũng có thể là "ăn cây nào rào cây nấy". Khi người dân quyết định vị trí và quyền lợi của họ, thì họ trọng thị người dân. Còn nếu một tổ chức hoặc ông A bà B nào đó quyết định vị trí quyền lợi của họ, thì họ o bế người đó. Nguyên tắc đơn giản là thế, đâu cũng vậy !
Có một câu nói mà mình rất tâm đắc, đó là "Giá trị của con người là một phân số, mà tử số là giá trị có thực của họ, mẫu số là giá trị họ tưởng họ có. Mẫu số càng lớn, thì giá trị phân số càng nhỏ".
Mà nếu "mẫu số" đã lỡ lớn rồi, thì sợ gì mà không chơi lớn luôn, nên những chuyện như đem xe ra tận máy bay đón người nhà là cái đinh gì, có gì mà ghê gớm ầm ỉ ? Làm gì dữ dzậy :-)
Những câu chuyện tương tự như thế đã từng xảy ra, đang xảy ra, và sẽ còn mãi mãi xảy ra. Bởi văn hoá và tư duy không phải là thứ chửi rủa có thể làm thay đổi được !
Thôi nghe một bài nhạc đi cho nhẹ nhàng chút .....:-)
No comments:
Post a Comment
Comments: